Nền kinh tế tự do

Nền kinh tế tự do

thị trường còn có nghĩa trừu tượng nữa. Nó ám chỉ toàn bộ hoạt động kinh tế mua và bán. Và trao đổi những hàng hóa hay dịch vụ đặc biệt - như thị trường bảo hiểm hay thị trường dầu mỏ.

FA. Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp

FA. Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp

Không còn nghi ngờ gì, Hayek hẳn sẽ hài lòng với sự xuất hiện bản dịch Tiếng Việt của cuốn tiểu sử viết về mình. Hayek nhìn nhận thế kỷ hai mươi nằm trong vòng cương toả của cuộc chiến sống còn giữa chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và chủ nghĩa tập thể kinh tế độc tài.

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2022)

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2022)

Báo cáo này được xây dựng chủ yếu dựa trên dữ liệu có sẵn về EFW nhằm đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam với nhóm các quốc gia lựa chọn so sánh. Các phân tích sâu về Việt Nam một phần dựa trên kết quả từ Tọa đàm Đối thoại  chính sách “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030” tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội vào tháng 3/2023. Bên cạnh các nội dung thảo luận tại hội thảo, nhóm chuẩn bị báo cáo đã gặp gỡ thêm trực tiếp với các chuyên gia tham ...

Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng và hòa bình

Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng và hòa bình

Cuốn sách này sẽ trình bày một cách nhìn khác về chính trị: một thứ chính trị không dùng sự áp đặt mà dựa trên sự thuyết phục, tôi và anh cùng sống, loại bỏ sự nô dịch lẫn thống trị. Những bài luận trong cuốn sách phần lớn được viết bởi những thành viên trẻ tuổi năng động của tổ chức Sinh viên vì Tự do (Students for Liberty), một phong trào quốc tế đầy sôi động và thú vị.

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2020)

Kiểm định toàn diện nền kinh tế thị trường Việt Nam dựa trên bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW) của Viện Fraser, Canada (2020)

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có triển vọng nhất trên thế giới. Bộ chỉ số Tự do kinh tế thế giới (EFW), được công bố hàng năm bởi viện nghiên cứu Fraser Canada, cung cấp một bức tranh hoàn thiện hơn về mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác trên thế giới. Theo Báo cáo EFW 2019, chỉ số EFW của Việt Nam mới chỉ đạt 6,27 trên thang điểm 10, xếp ở vị trí 119 trong tổng số 180 nước. Báo cáo này nhằm rà soát chỉ số EFW của Việt Nam một cách toàn diện, cùng với những phân ...

Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất 4%, đã giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ các nhóm doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam

Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam

Bài viết này cố gắng phân tích thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công khi Việt Nam đã đi được nửa chặng đường trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2015. Phân tích cho thấy, mặc dù có mức thu cao so với các nước trong khu vực nhưng sự gia tăng nhanh của chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là chi thường xuyên, đã khiến cho Việt Nam thâm hụt ngân sách dai dẳng trong những năm gần đây. Trong khi đó, phân tích về thực trạng nợ công lại chỉ ra rằng rủi ro nợ công của Việt Nam lại nằm ở nợ không được báo cáo đầy đủ ...

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu gia nhập WTO (2006-2013)

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu gia nhập WTO (2006-2013)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trải qua những bất ổn kinh tế vĩ mô như tăng trưởng thấp, thâm hụt kép (ngân sách và thương mại), nợ công cao và ngày càng tăng, tiền đồng chịu áp lực tăng giá, lạm phát cao, có tính ỳ lớn và biến động nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về mức độ biến động và tính ỳ của lạm phát ở Việt Nam, đặc biệt là trong những năm gần đây, thì chỉ xem những nhân tố vĩ mô là chưa đủ. Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu sâu và có hệ thống về những biến động riêng của các nhóm hàng hóa trong giỏ tính ...

Nền kinh tế số ở Việt Nam: Kịch bản phát triển và hành động cụ thể

Nền kinh tế số ở Việt Nam: Kịch bản phát triển và hành động cụ thể

Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, nội dung số là điểm sáng, các dịch vụ chính phủ điện tử đang được triển khai nhanh chóng, nền kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển... đó là những tiền đề quan trọng để khẳng định nền kinh tế số của Việt Nam là một sự phát triển tất yếu. Có 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045: kịch bản truyền thống, kịch bản chuyển đổi số, kịch bản xuất khẩu số, kịch bản tiêu dùng số. Các kịch bản này được Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam) cùng với Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc ...

Những khuyến nghị về tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam

Những khuyến nghị về tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam

Tìm hiểu thực trạng về đầu tư công của Việt Nam xứt yêu cầu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết quản trị đầu tư công hiện đại trên thế giới cũng như kinh nghiệm của các nước đang phát triển để tìm ra các bất cập trong cơ chế đầu tư công hiện nay của Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp tổng thể và cụ thể nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện và tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công.

Cứu doanh nghiệp - Cần đổi mới tư duy và hành động chính sách

Cứu doanh nghiệp - Cần đổi mới tư duy và hành động chính sách

Sau thời kỳ “vật lộn” với bất ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, đã có đánh giá cho rằng, nền kinh tế nước ta đang có những tín hiệu tiêu cực trở lại. Nhưng trên cơ sở phân tích kết quả điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Đình Cung vẫn cho rằng, sản xuất dường như đang bước vào thời kỳ suy giảm, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn nhiều so với kế hoạch và là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây… và kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong giai đoạn khó khăn này.