Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số

Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số

Tài liệu sách: File Audio File PDF

“Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2019. Báo cáo năm 2019 tập trung đánh giá tổng thể khả năng chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam với quan điểm cho rằng cần phải định vị được Việt Nam đang ở đâu trên lộ trình hướng tới tương lai nền kinh tế số để có những giải pháp và chiến lược tổng thể.

“Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số” là chủ đề của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019 đã được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào tháng 5/2019. Báo cáo năm 2019 tập trung đánh giá tổng thể khả năng chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam với quan điểm cho rằng cần phải định vị được Việt Nam đang ở đâu trên lộ trình hướng tới tương lai nền kinh tế số để có những giải pháp và chiến lược tổng thể.

Một năm với kết quả ấn tượng của kinh tế vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, với động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Tính đến hết năm 2018, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) có tháng thứ 37 ở mức trên 50 điểm. Xu hướng này còn tiếp tục trong những tháng đầu năm 2019, đánh dấu sự mở rộng liên tiếp của khu vực sản xuất. Doanh số bán lẻ, đầu tư toàn xã hội hay thương mại quốc tế đều có sự tăng trưởng khá ấn tượng trong năm. Trong đó, khu vực FDI thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và thương mại quốc tế. Thặng dư thương mại năm 2018 cao gấp gần 3 lần so với năm 2017 với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm điện thoại và linh kiện, dệt may... Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong khi Trung Quốc dẫn đầu thị trường nhập khẩu.

Giải ngân FDI trong năm đạt mức cao kỷ lục, tuy nhiên vốn giải ngân lại có dấu hiệu tăng chậm hơn những năm trước một cách đáng kể.

Lạm phát trong năm 2018 tiếp tục xu hướng thấp của những năm trước. Tuy nhiên, tình hình đã đảo chiều khi sức ép lạm phát bắt đầu gia tăng mạnh kể từ đầu quý II/2019 sau những điều chỉnh giá năng lượng của Chính phủ từ đầu năm. Theo đà tăng của lạm phát kỳ vọng, lãi suất tại các ngân hàng thương mại đã bắt đầu tăng sau khi có sự ổn định trong cả năm 2018. Ngân hàng thương mại hiện chưa có sự thay đổi nào đối với các công cụ chính sách nhưng điều này có thể thay đổi nếu lạm phát tiếp tục gia tăng. Tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại một phần là nhờ sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Công nghiệp chế biến, chế tạo và nông nghiệp là những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tín dụng của năm.

Với những rủi ro và thuận lợi đan xen trên thị trường quốc tế cũng như trong nước, dự báo trong năm 2019, kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 6,7-6,8%, trong khi lạm phát có thể lên tới 4-5% […]

Nguồn: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 6/2019